Beatbox
Những loại hình nghệ thuật mới, mang hơi hướng đường phố như hiphop, graffiti, freestyle foodball… được giới trẻ nói chung đón nhận rất nhiệt tình, và nhanh chóng trở thành những trào lưu. Cũng xuất phát từ một nhánh của hihop, beatbox tuy mới xuất hiện ở Việt Nam vài năm gần đây, những đã lan tỏa và thể hiện sức hấp dẫn của nó khi càng ngày càng có thêm nhiều người theo học và tập luyện môn này.
Beatbox là một loại hình nghệ thuật sử dụng miệng và giọng để mô phỏng âm thanh của bộ gõ. Nó thường được sử dụng trong hiphop, và đến bây giờ các beatboxer cũng không chỉ bắt chước âm thanh của dàn trống mà còn thể hiện được âm do DJ tạo ra bằng máy. Beatbox rất phổ biến trong hiphop, nó còn được coi là yếu tố thứ 5 của môn nghệ thuật này. Ở các nước phương Tây đặc biệt là Mỹ và Châu Âu, beatbox phát triển từ khá sớm, song song với nó là các cuộc thi thường niên được tổ chức như beatbox battle world championship, hay các giải vô địch beatbox ở các nước Úc, Bỉ, Anh, Mỹ, Đức…
Thế nhưng, ở Việt Nam cho đến nay beatbox vẫn chỉ là một môn nghệ thuật mới mẻ, đa sỗ phát triển ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Người được coi là tiên phong mang beatbox lên sân khấu trình diễn cũng như giúp giới trẻ lần đầu tiên tiếp xúc với môn này là beatboxer Minh Kiên. Tuy con rất trẻ, nhưng anh đã có quãng thời gian gần 10 năm gắn bó với môn này. Ban đầu, chỉ là sở thích bắt chước theo tiếng động trong các âm thanh hàng ngày, sau nữa là tập theo tiếng trống và những tiếng động trên sân khấu. Mãi cho đến năm 15 tuổi, khi xem được một video clip của 1 beatboxer nước ngoài, anh mới biết đến một loại hình nghệ thuật giống như trò chơi yêu thích của mình. Từ đó, Minh Kiên tự mày mỏ, tìm thêm tài liệu, học hỏi theo các giáo trình hướng dẫn trên mạng. Có lẽ vì đam mê, cũng như tỏ ra rất có năng khiếu trong việc nắm bắt âm thanh, nên Minh Kiến không gặp nhiều khó khăn trong quá trình tập luyện. Kiên cho biết để có thể học tốt môn này, các bạn beatboxer nên có những hiểu biết cơ bản về nhạc lý, vì chơi beatbox cũng giống như tạo ra một dàn nhạc bằng miệng, nên những kiến thức này sẽ giúp các beatboxer tránh được những lỗi về nhịp khi trình diễn. Quá trình tập luyện, cũng là quãng thời gian để các beatboxer tích lũy vốn liếng, và chúng sẽ được người chơi sử dụng để sáng tạo ra những đoạn beat của riêng mình, hay tạo thêm ra những âm thanh mới... Để tạo ra một bài beatbox người chơi phải dựa trên một giai điệu có sắn, từ đó thêm vào các âm thanh như tiếng kick, tiếng xèng hay tiếng của DJ… càng có nhiều âm thanh được chơi cùng lúc , đoạn nhạc đó sẽ càng trở nên sống động và thể hiện được trình độ của beatboxer. Hiện nay, không ít các bạn trẻ 9X tài năng và đam mê đang theo đuổi môn nghệ thuật này. Tuy nhiên, theo nhận xét của MK các bạn bên cạnh việc có kĩ thuật rất chắc thì lại bị thiếu đi 2 yếu tố quan trọng trong môn này đó là khả năng sáng tạo và giao lưu với khán giả. Thêm vào đó, cộng đồng beatbox Việt nói chung, phát triển còn rời rạc, đa số các bạn tập hợp nhau trên các forum, diễn đàn… nơi để giải đáp những thắc mắc cũng như chia sẽ kinh nghiệm trong quá trình luyện tập. Trên một trang web khá nổi về beatbox hiện nay là beatbox.forum-viet.net, thì đa số các thành viên đều là các bạn tuổi teen, admin thành lập ra trang này là bạn Hiển chia sẻ:”Diễn đàn thành lập được hơn 3 năm, nhưng cho đễn nay đã có tới hơn 8000 thành viên, đây đã trở thành một không gian không chỉ cho những người tập luyện mà con cho những bạn yêu thích và tò mó muốn tìm hiểu về beatbox”. Thật không khó khăn gì khi tìm kiếm một diễn đàn về beatbox kiểu này trên mạng, nhưng những chương trình thi đấu và biểu diễn beatbox thì còn rất hiếm hoi. Thiếu đi những sân chơi, môi trường để giao lưu học hỏi cũng là một trong những lí do khiến môn này vẫn chỉ dừng lại ở mức nghệ thuật mới ở Việt Nam, trong khi trình độ của các bạn tỏ ra không hề thua kém gì các beatboxer nước ngoài. Bạn Đức Anh tham gia tập môn này được 3 năm cho biết:”Dù rất đam mê, và muốn đi lên chuyên nghiệp cùng beatbox, nhưng em cũng không đủ tự tin để theo đuổi con đường này. Do ở Việt Nam môn này có quá ít điều kiện để phát triển”. Thiết nghĩ, con đường để đưa Beatbox lên thành một môn nghệ thuật chuyên nghiệp, sẽ còn rất dài và khó khăn. Những người tiên phong đưa môn này đến cho công chúng, cũng sẽ phải làm rất nhiều để nó có được một vị thế và chỗ đứng vững chắc. Hy vọng rằng, môn nghệ thuật beatbox sẽ có thêm được nhiều sự phát triển vượt bậc nữa trong thời gian tới.
Những loại hình nghệ thuật mới, mang hơi hướng đường phố như hiphop, graffiti, freestyle foodball… được giới trẻ nói chung đón nhận rất nhiệt tình, và nhanh chóng trở thành những trào lưu. Cũng xuất phát từ một nhánh của hihop, beatbox tuy mới xuất hiện ở Việt Nam vài năm gần đây, những đã lan tỏa và thể hiện sức hấp dẫn của nó khi càng ngày càng có thêm nhiều người theo học và tập luyện môn này.
Beatbox là một loại hình nghệ thuật sử dụng miệng và giọng để mô phỏng âm thanh của bộ gõ. Nó thường được sử dụng trong hiphop, và đến bây giờ các beatboxer cũng không chỉ bắt chước âm thanh của dàn trống mà còn thể hiện được âm do DJ tạo ra bằng máy. Beatbox rất phổ biến trong hiphop, nó còn được coi là yếu tố thứ 5 của môn nghệ thuật này. Ở các nước phương Tây đặc biệt là Mỹ và Châu Âu, beatbox phát triển từ khá sớm, song song với nó là các cuộc thi thường niên được tổ chức như beatbox battle world championship, hay các giải vô địch beatbox ở các nước Úc, Bỉ, Anh, Mỹ, Đức…
Thế nhưng, ở Việt Nam cho đến nay beatbox vẫn chỉ là một môn nghệ thuật mới mẻ, đa sỗ phát triển ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Người được coi là tiên phong mang beatbox lên sân khấu trình diễn cũng như giúp giới trẻ lần đầu tiên tiếp xúc với môn này là beatboxer Minh Kiên. Tuy con rất trẻ, nhưng anh đã có quãng thời gian gần 10 năm gắn bó với môn này. Ban đầu, chỉ là sở thích bắt chước theo tiếng động trong các âm thanh hàng ngày, sau nữa là tập theo tiếng trống và những tiếng động trên sân khấu. Mãi cho đến năm 15 tuổi, khi xem được một video clip của 1 beatboxer nước ngoài, anh mới biết đến một loại hình nghệ thuật giống như trò chơi yêu thích của mình. Từ đó, Minh Kiên tự mày mỏ, tìm thêm tài liệu, học hỏi theo các giáo trình hướng dẫn trên mạng. Có lẽ vì đam mê, cũng như tỏ ra rất có năng khiếu trong việc nắm bắt âm thanh, nên Minh Kiến không gặp nhiều khó khăn trong quá trình tập luyện. Kiên cho biết để có thể học tốt môn này, các bạn beatboxer nên có những hiểu biết cơ bản về nhạc lý, vì chơi beatbox cũng giống như tạo ra một dàn nhạc bằng miệng, nên những kiến thức này sẽ giúp các beatboxer tránh được những lỗi về nhịp khi trình diễn. Quá trình tập luyện, cũng là quãng thời gian để các beatboxer tích lũy vốn liếng, và chúng sẽ được người chơi sử dụng để sáng tạo ra những đoạn beat của riêng mình, hay tạo thêm ra những âm thanh mới... Để tạo ra một bài beatbox người chơi phải dựa trên một giai điệu có sắn, từ đó thêm vào các âm thanh như tiếng kick, tiếng xèng hay tiếng của DJ… càng có nhiều âm thanh được chơi cùng lúc , đoạn nhạc đó sẽ càng trở nên sống động và thể hiện được trình độ của beatboxer. Hiện nay, không ít các bạn trẻ 9X tài năng và đam mê đang theo đuổi môn nghệ thuật này. Tuy nhiên, theo nhận xét của MK các bạn bên cạnh việc có kĩ thuật rất chắc thì lại bị thiếu đi 2 yếu tố quan trọng trong môn này đó là khả năng sáng tạo và giao lưu với khán giả. Thêm vào đó, cộng đồng beatbox Việt nói chung, phát triển còn rời rạc, đa số các bạn tập hợp nhau trên các forum, diễn đàn… nơi để giải đáp những thắc mắc cũng như chia sẽ kinh nghiệm trong quá trình luyện tập. Trên một trang web khá nổi về beatbox hiện nay là beatbox.forum-viet.net, thì đa số các thành viên đều là các bạn tuổi teen, admin thành lập ra trang này là bạn Hiển chia sẻ:”Diễn đàn thành lập được hơn 3 năm, nhưng cho đễn nay đã có tới hơn 8000 thành viên, đây đã trở thành một không gian không chỉ cho những người tập luyện mà con cho những bạn yêu thích và tò mó muốn tìm hiểu về beatbox”. Thật không khó khăn gì khi tìm kiếm một diễn đàn về beatbox kiểu này trên mạng, nhưng những chương trình thi đấu và biểu diễn beatbox thì còn rất hiếm hoi. Thiếu đi những sân chơi, môi trường để giao lưu học hỏi cũng là một trong những lí do khiến môn này vẫn chỉ dừng lại ở mức nghệ thuật mới ở Việt Nam, trong khi trình độ của các bạn tỏ ra không hề thua kém gì các beatboxer nước ngoài. Bạn Đức Anh tham gia tập môn này được 3 năm cho biết:”Dù rất đam mê, và muốn đi lên chuyên nghiệp cùng beatbox, nhưng em cũng không đủ tự tin để theo đuổi con đường này. Do ở Việt Nam môn này có quá ít điều kiện để phát triển”. Thiết nghĩ, con đường để đưa Beatbox lên thành một môn nghệ thuật chuyên nghiệp, sẽ còn rất dài và khó khăn. Những người tiên phong đưa môn này đến cho công chúng, cũng sẽ phải làm rất nhiều để nó có được một vị thế và chỗ đứng vững chắc. Hy vọng rằng, môn nghệ thuật beatbox sẽ có thêm được nhiều sự phát triển vượt bậc nữa trong thời gian tới.